Kiến thức xây dựng: Cách trộn bê tông bằng tay hiệu quả

Kiến thức xây dựng: Cách trộn bê tông bằng tay hiệu quả

25/03/2021 Off Le Son 823

Trong quá trình đổ móng cho ngôi nhà thì công việc trộn bê tông là một trong những công việc rất quan trọng. Sự thành công của việc trộn bê tông tỷ lệ thuận với việc nền móng có chắc chắn hay không. Trộn bê tông có nhiều cách khác nhau: Trộn bê tông bằng máy, trộn bê tông bằng tay…

Trộn bê tông là quá trình ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bê tông sau khi đông kết. Chất lượng của bê tông tỷ lệ thuận với chất lượng của công trình. Vì vậy, khi trộn bê tông, bạn cần hiểu rõ về tỷ lệ cũng như phương pháp và kỹ thuật.

Vậy phương pháp trộn bê tông hiệu quả như thế nào? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé!

Công tác chuẩn bị

Dụng cụ trộn bê tông bằng tay bao gồm xẻng, cào, nước, xô...

Chuẩn bị sân trộn: Bãi trộn nên chọn nơi bằng phẳng, sạch sẽ, có thể là sân gạch, nền đất, hoặc nền bằng gỗ, tấm kim loại.

Bãi trộn phải đủ rộng để đảm bảo có thể chứa được tất cả các nguyên liệu. Và trạm trộn không phải là nơi hút nước và xi măng.

Không những cần có mái che để che mưa nắng mà còn không ảnh hưởng đến quá trình trộn.

Chuẩn bị dụng cụ trộn: Dụng cụ trộn bê tông bằng tay bao gồm xẻng, cào, nước, xô…

Chú ý khi trộn bê tông bằng tay

Bãi trộn cần được đảm bảo bằng phẳng

Đối với các công trình lượng bê tông cần nhỏ, bê tông không yêu cầu chất lượng cao hay khó khăn khi sử dụng máy trộn bê tông, trạm trộn bê tông thì cách trộn bê tông bằng tay là giải pháp tối ưu nhất.

Trước khi trộn bê tông phải chuẩn bị bãi trộn và dụng cụ trộn. Bãi trộn có thể là sàn trộn hoặc sân trộn (lát bằng gạch hay bê tông gạch vỡ, trên được láng vữa xi măng). Sân trộn bê tông có kích thước tối thiểu 3*3m2, được dọn dẹp bằng phẳng, không ngấm nước, có mái che mưa nắng. Bãi trộn cần được đảm bảo bằng phẳng, kín nước và dễ dàng rửa sạch sau khi sử dụng.

Phương pháp trộn bê tông bằng tay

  • Xác định lượng nước tiêu chuẩn, tỷ lê đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
  • Sau đó trộn cát và xi măng cho đều nhau và tiếp tục cho đá vào.
  • Rải đá thành lớp dày khoảng 10 ÷15cm, xúc hỗn hợp cát, xi măng rải đều vào đá (sỏi), dùng xẻng, cào đảo để trộn vừa đảo vừa cho nước vào trộn đều. Thời gian trộn một khối bê tông bằng thủ công không quá 15 ÷ 20 phút.
  • Khi cho đá vào xi măng cát, vừa cho vừa đảo đến khi đồng đều dùng xẻng cuốc đảo thì cho 1 phần nước vào, cho từ từ lượng nước còn lại vào hỗn hợp và trộn đều.
  • Trộn thủ công chất lượng bê tông không cao, tốn xi măng (nếu chất lượng trộn tay bằng chất lượng trộn máy thì phải tốn thêm 15% xi măng nữa so với lượng xi măng cấp phối); tốn công, tốc độ chậm, khó đều, năng suất không cao.

Tìm hiểu về kỹ thuật trộn bê tông bằng tay

Đảm bảo được mac và độ dẻo của bê tông đúng yêu cầu

  • Đảm bảo được mac và độ dẻo của bê tông đúng yêu cầu.
  • Các vật liệu trộn bê tông phải đảm bảo đúng tỷ lệ cấp phối.
  • Lượng xi măng áp dụng cho trộn bê tông thủ công tăng thêm 5-15% so với trộn bê tông bằng máy mới đảm bảo đạt mac.
  • Vữa bê tông phải được đảo trộn đều, liên tục tránh để đông cứng. Trời hanh khô hay nắng gắt cần tăng độ dẻo, trời mưa cần che chắn cho bê tông tránh tình trạng bị thấm nước, bắn nước không đảm bảo được các tỷ lệ cấp phối ban đầu ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

Trộn bê tông bằng tay có ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm

  • Giá thành trộn luôn thấp hơn so với trộn bằng máy trộn hay trạm trộn bê tông.
  • Phù hợp với các công trường nhỏ, lẻ, không yêu cầu cao về chất lượng đặc biệt là xây nhà, hộ dân.
  • Thời gian trộn chủ động.

Nhược điểm

  • Nhân lực lao động cao, đòi hỏi cao về nhân công lao động hơn so với trộn bằng máy, năng suất trộn thấp.
  • Cách trộn bê tông bằng tay khó cân đong chính xác khối lượng của mẻ trộn; đôi khi được ước lượng theo cảm tính tạo ra sự sai khác về phẩm chất, chất lượng bê tông khi trộn.

Nguồn: thietkexaydungdanang.com