Mặt đường bê tông xi măng có những ưu thế và bất lợi gì?

Mặt đường bê tông xi măng có những ưu thế và bất lợi gì?

25/03/2021 0 Le Son 1,582

Việc xây dựng đường bê tông ngày nay được ứng dụng rất nhiều, vì hầu hết các tuyến đường trong xây dựng nông thôn mới hiện nay đều sử dụng đường bê tông xi măng. Từ các khu dân cư đến các công trình đường cộng phòng, mặt đường bê tông xi măng cũng được ưa chuộng để chống lũ, chống mưa bão.

Được sử dụng rộng rãi do quy trình thi công không quá phức tạp và không đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao. Đường bê tông thể hiện rõ sự phù hợp đối với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay. Do đó đường bê tông xi măng là loại được lựa chọn nhiều nhất.

Mặt đường bê tông xi măng là gì?

Khái niệm bê tông xi măng

Khái niệm bê tông xi măng

Bê tông xi măng là chất kết dính chính giữa các loại xi măng. Thông qua một tỷ lệ cốt liệu hợp lý, cát và nước được trộn theo một tỷ lệ nhất định. Vì vậy, chúng ta nên nhớ rằng đây không chỉ là xi măng. Trong hỗn hợp bê tông này còn có nhiều cốt liệu và phụ gia khác.

Một số chất phụ gia có thể làm tăng độ dẫn điện, tăng độ bền bề mặt, tăng độ dẻo dai và khả năng chống lại sự ăn mòn của axit. Có chất làm chậm quá trình ngậm nước, và có những chất phụ gia có thể làm tăng tính thẩm mỹ cho hỗn hợp này.

Mặt đường bê tông xi măng

Mặt đường bê tông xi măng

Mặt đường Bê Tông Xi Măng là loại mặt đường cứng cấp cao. Tầng mặt là tấm BTXM có độ cứng rất lớn, mô hình tính toán là: Tấm trên nền đàn hồi (nền đất và các lớp móng đường). Trạng thái chịu lực chủ yếu của tấm là chịu kéo khi uốn.

Nguyên lý hình thành cường độ: Nhờ xi măng thuỷ hoá và kết tính liên kết cốt liệu thành một khối vững chắc có cường độ cao, có khả năng chịu nén và chịu kéo, chịu kéo khi uốn.

Loại mặt đường: Mặt đường cấp cao

Mặt đường bê tông xi măng có những ưu thế và bất lợi gì?

Ưu thế

Sử dụng chất liên kết là xi măng nên thi công ít gây ô nhiễm môi trường

  • Cường độ cao, thích hợp với mọi loại phương tiện vận tải kể cả xe xích.
  • Cường độ mặt đường BTXM hầu như không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
  • Rất ổn định nước, dưới tác dụng của các yếu tố khí hậu mặt đường không bị giảm cường độ.
  • Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường cao, hầu như không giảm khi mặt đường bị ẩm ướt.
  • Độ hao mòn không đáng kể, mặt đường sinh bụi rất ít.
  • Mặt đường có màu sáng, định hướng xe chạy về ban đêm tốt.
  • Tuổi thọ rất cao (30-40 năm).
  • Có thể cơ giới hoá toàn bộ khâu thi công.
  • Công tác duy tu, bảo dưỡng không đáng kể.
  • Sử dụng chất liên kết là xi măng nên thi công ít gây ô nhiễm môi trường.

Bất lợi

Mặt đường bê tông xi măng có độ cứng quá lớn

  • Mặt đường bê tông xi măng có độ cứng quá lớn, xe chạy không êm thuận, gây tiếng ồn nhiều.
  • Các khe biến dạng làm cho mặt đường kém bằng phẳng, hạn chế xe chạy tốc độ cao.
  • Thi công tương đối phức tạp, đòi hỏi có các thiết bị chuyên dùng.
  • Chi phí xây dựng ban đầu thường rất lớn (2-2,5 lần mặt đườn.g mềm).
  • Yêu cầu phải có thời gian bảo dưỡng sau khi thi công xong
  • Các ưu điểm của mặt đường BTXM là cơ bản, vì vậy mặc dù có nhược điểm song hiện nay các nước tiên tiến sử dụng ngày càng nhiều loại mặt đường này.

Các loại mặt đường bê tông

Phân loại theo cách thi công

  • Mặt đường BTXM đổ tại chỗ.
  • Mặt đường BTXM lắp ghép.

Phân loại theo bê tông xi măng

  • Mặt đường BTXM không có cốt thép.
  • Mặt đường BTXM cốt thép.
  • Mặt đường BTXM cốt thép ứng suất trước.
  • Mặt đường BTXM sợi kim.
  • Mặt đường BTXM hỗn hợp (2 hoặc 3 lớp bê tông khác nhau).

Phân loại theo hình dạng tấm

  • Mặt đường tấm BTXM thông thường.
  • Mặt đường tấm BTXM có mối nối tăng cường.
  • Mặt đường BTXM cốt thép liên tục.

Nguồn: thietkexaydungdanang.com