New York – thủ đô của Mĩ đi đầu trong việc cải tạo hệ thống giao thông
24/03/2021Giao thông công cộng đang là môt vấn đề xã hội rất nhức nhối hiện nay. Không chỉ mình ở Việt Nam, mà kể cả tại các nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất nhất như Mĩ cũng gặp phải tình trạng tương tự. Đó thật sự là một “chuyện không của riêng ai”. Vấn đề này cũng là sự nan giải đối với các quốc gia trên thế giới. Và để giải quyết tình trạng trên, mới đây Mĩ đã công bố kế hoạch cải tạo lại hệ thống giao thông công cộng. Và đi đầu trong vấn đề này thì New York – thủ đô của Mĩ đã đi đầu trong việc chi ngân sách cải tạo hệ thống giao thông công cộng nơi này.
Tình trạng tắc đường tại Mĩ
Công nghệ kĩ thuật phát triển, đời sống nhân dân ngày được cải thiện hơn. Nhưng cũng vì vậy mà số lượng người sử dụng phương tiện giao thông ngày càng nhiều. Điều này dẫn đếng tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng tại các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Và Mĩ, với cương vị là một nước dẫn đầu trong nền phát triển kinh tế đã nhiều lần chi ra khoản tiền không nhỏ để cải thiện lại giao thông nhưng vẫn chưa thật sự hiệu quả. Mới đây, Mĩ lại tiếp tục chi ngân sách để cải tạo lại hệ thống giao thông cong cộng, nhưng số tiền lần này còn gấp đôi lần trước – 37,3 tỷ USD.
Doanh số bán xe tại Mỹ tăng liên tục trong bảy năm (2009-2016). Và nó giảm nhẹ trong năm 2017. Sau đó tăng trở lại trong năm 2018, với doanh số bán xe đạt 17,27 triệu chiếc.
Giá xăng dầu giảm khiến người tiêu dùng Mỹ có xu hướng chuyển sang các dòng xe cá nhân cỡ lớn, như xe van, xe đa dụng SUV.
Hệ quả là tắc đường giảm sau khủng hoảng 2008 nhưng sau đó tăng trở lại. Kể từ 2014 đến nay, thời gian tắc đường ở các thành phố đã tăng mạnh so với mức tiền khủng hoảng 2008.
Những thành phố ở Mĩ tắc đường nghiêm trọng
Ngoài New York, kẹt xe, tắc đường đang là vấn nạn kinh niên của nhiều thành phố lớn tại Mỹ. Theo một số công trình nghiên cứu, bùng nổ kinh tế kết hợp với giá dầu xuống thấp, thị trường việc làm được cải thiện rõ rệt đã làm tăng nhu cầu sở hữu xe cá nhân cũng như hoạt động vận tải hàng hóa, dịch vụ.
Boston và Washington, D.C. là hai thành phố có nạn tắc đường tệ nhất. Tài xế phải chịu quãng thời gian mắc kẹt trên đường là 164 và 155 giờ/năm.
Còn New York là thành phố có khu trung tâm mà ở đó tốc độ di chuyển của xe là chậm nhất. Tốc độ chỉ khoảng 14,5 km/giờ, kế đến là San Francisco and Philadelphia với 16 km/giờ.
Người dân than vãn về tình trạng tắc đường kéo dài
Người dân New York (Mỹ) thường xuyên than vãn về hệ thống tàu điện ngầm. Nó quá xập xệ tại thành phố này. Tàu đến trễ giờ đã là căn bệnh “kinh niên”. Tần suất hoạt động giảm trong những ngày cuối tuần hay các ga tàu thiếu vệ sinh…
Đa số người dân đến với New York đều có cảm nhận không tốt về giao thông nơi đây. Thành phố này tuy là thủ phủ tài chính hạng nhất của nước Mỹ. Nhưng dù vậy, hệ thống tàu điện ngầm lại chỉ là hạng ba.
Tuy nhiên, sự ngán ngẩm của họ có thể sẽ không kéo dài. Cơ quan Quản lý giao thông vận tải đô thị New York (MTA) mới đây đã công bố kế hoạch cải tạo hệ thống giao thông công cộng này. Trong vòng 5 năm tới, trị giá 37,3 tỷ USD – nhiều gấp đôi ngân sách trước đó.
Mĩ rải ngân khắc phục tình trạng tắc đường
Ngân sách trên bao gồm 6,1 tỷ USD để sắm mới 1.900 tàu điện ngầm. Hơn 7 tỷ USD đầu tư cho việc cải thiện hệ thống đèn báo.
MTA đồng thời đề xuất kế hoạch cải tạo các nhà ga trị giá hàng tỷ USD. Nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người khuyết tật. Thêm vào đó là nâng cấp đường ray và xây thêm 4 ga mới.
Phát biểu với báo giới, Chủ tịch MTA Patrick Foye khẳng định: “Vào cuối giai đoạn 5 năm này, người dân New York sẽ được chứng kiến một hệ thống tàu điện ngầm đầy sức sống và hiện đại cho thế kỷ 21 và hơn thế nữa”.
New York hiện là thành phố có nhiều ga tàu điện ngầm nhất thế giới (472 ga). Tuy nhiên, phần lớn cơ sở hạ tầng của “thế giới ngầm” này được xây dựng từ trước Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Ngân sách hoạt động trong giai đoạn 2015-2019 là 15,2 tỷ USD. Trong khi đó ngân sách cho giai đoạn 2020-2024 sẽ được tập hợp từ nhiều nguồn. Kể đến như chính quyền bang New York (3 tỷ USD), chính quyền thành phố New York (3 tỷ USD) và từ quỹ liên bang, phí cầu đường và các khoản vay.
Nguồn: kientrucvietnam.org.vn