Kiến thức xây dựng: Khái niệm móng cọc khoan nhồi
25/03/2021Tìm hiểu về cọc khoan nhồi là kiến thức cần thiết, giúp ích rất nhiều cho những người hoạt động trong ngành, lĩnh vực xây dựng.
Sau khi hiểu rõ các bước thi công cọc khoan nhồi, bạn sẽ dễ dàng theo dõi quá trình thi công cọc khoan nhồi, tránh tình trạng bỏ sót bước nhỏ hay bước quan trọng ảnh hưởng lớn đến công trình. Nhiều kiến thức sẽ không hoàn toàn thừa mà nó sẽ là nguồn kiến thức hữu ích trong suốt cuộc đời của bạn.
Trong hơn mười năm qua, công nghệ cọc khoan nhồi đã được áp dụng mạnh mẽ trong xây dựng công trình ở nước ta. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến chủ đề về cọc khoan nhồi.
Khái niệm móng cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là loại cọc bê tông cốt thép đặc biệt. Chúng được đổ tại chỗ vào nền đất bằng cách khoan lỗ hoặc đường ống thiết bị. Xử lý lỗ có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ: đào bằng tay hoặc sử dụng máy khoan hiện đại.
Hiểu đơn giản hơn thì cọc khoan nhồi là loại cọc có móng sâu. Đường kính cọc phổ biến là 60-300 cm. Nếu đường kính cọc nhỏ hơn 76 cm được coi là cọc nhỏ. Ngược lại, cọc có đường kính> 76 cm là cọc lớn thông thường.
Đây cũng là một trong những giải pháp xây dựng cơ bản thường được sử dụng để gia cố và duy trì sự ổn định của công trình. Khoảng chục năm trở lại đây, ngày càng có nhiều cọc khoan nhồi được đưa vào sử dụng. Với sự hỗ trợ đắc lực của máy móc thiết bị hiện đại; việc thi công cọc khoan nhồi theo chiều sâu và mở rộng đường kính đã trở nên dễ dàng hơn.
Ứng dụng và công nghệ thi công
Cọc khoan nhồi dùng để gia cố nền đất và liên kết với móng giữ ổn định cho công trình. Đây là một phương pháp tiên tiến nó có thể đỡ được các công trình lớn trên các nền đất yếu.
Cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp móng được áp dụng rộng rãi trong xây dựng nhà cao tầng ở trên thế giới và ở Việt Nam. Chúng thường được thiết kế để mang tải lớn nên chất lượng của cọc luôn luôn là vấn đề được quan tâm nhất.
Khâu quan trọng nhất để quyết định chất lượng của cọc là khâu thi công; nó bao gồm cả kỹ thuật, thiết bị, năng lực của đơn vị thi công. Sự nghiêm túc thực hiên qui trình công nghệ chặt chẽ. Kinh nghiệm xử lý khi gặp các trường hợp cụ thể.
Trong hơn mười năm qua, công nghệ cọc khoan nhồi đã được áp dụng mạnh mẽ trong xây dựng công trình ở nước ta. Hiện nay, ước tính hàng năm chúng ta thực hiện khoảng 50 ÷ 70 nghìn mét dài; cọc có đường kính 0,8 ÷ 2,5m, với chi phí khoảng 1300 ÷ 1400 tỷ đồng.
Ưu điểm của cọc khoan nhồi là gì?
Ưu điểm
Phương pháp thi công cọc bê tông khoan nhồi có thể giúp các đơn vị thi công xác định được chiều sâu của cọc. Đảm bảo sức chịu tải của nền đất phù hợp với sức chịu tải của vật liệu làm cọc. Nhờ đó mà quá trình thi công móng nhà sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Thi công cọc ép có thể đặt trên những lớp đất cứng mà vẫn đảm bảo độc sâu của mũi cọc; so với các loại cọc chế sẵn nhờ sử dụng phương pháp khhoan, ống thiết bị. Nhờ đó mà sức chịu tải của cọc cũng lớn hơn.
Quá trình thi công cọc không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận như các khu dân cư; các công trình nhà xây che, nhà liền kề… Có thể sử dụng gia cố móng nhà yếu, thi công trong các khu vực địa điểm chật hẹp; các địa điểm trong ngõ ngách.
Cọc khoan nhồi có tiết diện và độ sâu mũi cọc lớn hơn nhiều so với cọc chế sẵn do vậy sức chịu tải lớn hơn nhiều so với cọc chế tạo sẵn.
Nhược điểm
Ma sát thành cọc với đất giảm đi đáng kể so với cọc đóng và cọc ép do quá trình khoan tạo lỗ.
Công nghệ thi công đòi hỏi kỹ thuật cao để tránh các hiện tượng phân tầng khi thi công bê tông dưới nước có áp; cọc đi qua các lớp đất yếu có chiều dày lớn.
Giá thành cao hơn so với các phương án cọc đóng; cọc ép khi xây dựng các công trình thấp tầng. Khi công trình dưới 12 tầng giá thành phương án cọc khoan nhồi có thể cao hơn 2 – 2,5 lần so với phương án khác. Nhưng khi xây dựng nhà cao tầng hay các cầu lớn; thì phương án cọc khoan nhồi lại hợp lý hơn.
Việc xử lý các khuyết tật của cọc khoan nhồi rất phức tạp (trong một số trường hợp phải bỏ đi để làm cọc mới).
Nguồn: thietkexaydungdanang.com