Bất động sản sơ cấp – Cùng 9 lưu ý bạn cần phải biết

Bất động sản sơ cấp – Cùng 9 lưu ý bạn cần phải biết

26/03/2021 0 Ta Hoa 773

Nhiều người lựa chọn mua bất động sản sơ cấp mua trực tiếp từ chủ đầu tư nhằm mục đích gần như có thể mua “giá gốc” và sau bán lại để sinh lợi nhuận cao. Đối với những người dân việc mua nhà đất sơ cấp cũng giúp họ giảm chi phí mua nhà. Tuy nhiên, việc mua nhà sơ cấp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà bạn cần hết sức chú ý.

Hiểu rõ khả năng tài chính bản thân

Nếu bạn lựa chọn mua nhà hay căn hộ chung cư sơ cấp ngay khi chủ đầu tư tung dự án ra thị trường, chưa có văn bản, sự thông qua của văn phòng công chứng. Đây chỉ giao dịch chung giữa nhà đầu tư và người mua không giống như bất động sản thứ cấp. Và tất nhiên nó sẽ chiếm ưu thế hơn về mức giá bởi lúc này sẽ không phải qua bất kỳ khâu trung gian này. Tuy nhiên, chắc chắn rằng mức giá của bất động sản sơ cấp sẽ không ổn định. Có nhiều yếu tố khiên giá bất động sản sơ cấp bị thay đổi. Nên nếu quyết định mua loại bất động sản này bạn phải chọn được dự án độ tin cậy cao và giá thị trường tốt, có sự tăng giá sau này.

Hiểu rõ khả năng tài chính bản thân

Bên cạnh những lợi ích có được thì mua nhà sơ cấp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà nếu người mua không lưu ý kỹ có thể dẫn đến “tiền mất tật mang”. Chính vì điều này,  oip.com.vn thực hiện bài viết 9 lưu ý cần biết khi mua bất động sản sơ cấp dành cho những người đang có ý định đầu tư vào loại hình này.

Chọn kỹ chủ đầu tư cũng như nhà phát triển uy tín

Có nhiều người rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả vì không cân nhắc hoặc tự phá vỡ ngân sách đặt ra. Chẳng hạn, khi thấy một dự án căn hộ ưng ý nhưng vượt quá khả năng tài chính, một số người lựa chọn vay mượn (có thể vay mượn từ ngân hàng, bạn bè, người thân…) với mức vay cao hơn dự kiến ban đầu. Điều này gây không ít rắc rối, nhất là khi có sự cố và bạn không thể chi trả. Rever khuyên bạn nên lựa chọn những bất động sản phù hợp sao cho khoản tiền tích lũy mà bạn có tương đương 50 – 70% giá trị bất động sản đó. Xem ngay: Những điều Ngân hàng muốn biết về bạn khi làm hồ sơ vay vốn.

Chọn kỹ chủ đầu tư cũng như nhà phát triển uy tín

Trong thị trường bất động sản sôi động, bên cạnh những nhà phát triển, chủ đầu tư uy tín, có không ít chủ đầu tư, nhà phát triển “có vấn đề”, thậm chí có thể nói là có dấu hiệu lừa đảo. Mua nhà trên giấy khi dự án chưa hoàn thiện về thủ tục, chưa được giải phóng mặt bằng hoặc chưa hoàn tất thỏa thuận giải phóng mặt bằng… là những rủi ro không ít người gặp phải do lựa chọn nhầm những nhà phát triển không đáng tin cậy. Để giúp bạn phòng tránh rủi ro ở bước này, Rever cung cấp cho bạn 4 bước xác định uy tín chủ đầu tư.

Bạn luôn chú ý tính thanh khoản

Với những nhà đầu bất động sản, tính thanh khoản của bất động sản là điều quan trọng quyết định họ sẽ “phất” lên hay thua lỗ. Nhưng nếu cho rằng, mình chỉ mua để ở nên không quan tâm điều này, bạn đã gặp sai lầm. Cuộc sống luôn đầy rẫy bất ngờ. Khả năng chuyển nhà không phải hoàn toàn không xảy ra. Nếu mua được bất động sản có tính thanh khoản cao. Bạn sẽ bán ra nhanh. Ngược lại, mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Bạn luôn chú ý tính thanh khoản

Nhiều người không xem xét cơ sở hạ tầng xung quanh, chẳng hạn như:

  • Không kiểm tra xem các con đường có thuận tiện hay có xảy ra tình trạng ngập úng hoặc kẹt xe thường xuyên không?
  • Vị trí có tiện lợi để di chuyển tới chỗ làm hay trường học của các thành viên trong gia đình không?
  • Có gần các dịch vụ tiện ích như siêu thị, bệnh viện, trường học không?

Những điều này có thể gây bất tiện cho gia đình bạn. Và khiến bạn cảm thấy căn hộ ấy là sự lựa chọn sai lầm chỉ sau một thời gian ngắn sinh sống.

Luôn theo dõi sát sao dự án

Sai lầm này thường xảy ra với những người mua căn hộ thuộc dự án chung cư. Thông thường, với các căn hộ dự án, bạn sẽ giao tiền thành nhiều đợt. Nếu không chú ý thời điểm giao tiền; bạn có thể gặp rắc rối trong việc xoay sở tiền khi tới ngày hẹn. Hoặc, bạn có thể bị ép giao tiền sớm hơn so với quy định của Nhà nước.

Quy định của nhà nước trong việc thanh toán mua bán, cho thuê bất động sản trong tương lai; đó là: lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng; những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản; nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà. Ngoài ra, nếu không tỉnh táo hệ số lãi suất của số tiền chưa thanh toán; có thể bạn sẽ phải trả số tiền cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của căn nhà; thậm chí mất khả năng chi trả.

Tìm hiểu kỹ pháp lý của giấy tờ liên quan

Những giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công văn giao đất của UBND thành phố/tỉnh sở tại; Giấy phép đầu tư dự án, Giấy phép xây dựng; Thẩm định thiết kế cơ sở, chiều cao, mật độ, Quyết định cho phép triển khai dự án của UBND thành phố/tỉnh… là những giấy tờ bạn cần xem xét trước khi mua căn hộ dự án. Nếu không xem xét kỹ về tính hợp pháp của bất động sản; có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng dở khóc dở cười vì dự án bị thu hồi; hoặc vướng các yếu tố pháp lý khác.

Tìm hiểu kỹ pháp lý của giấy tờ liên quan

Tìm hiểu và hỏi rõ các khoản phí

Nhiều người mắc sai lầm là bỏ qua, không chú ý các loại phí chung cư; phải trả hằng tháng như phí quản lý chung cư, phí giữ xe, phí thu nhặc rác thải, phí sinh hoạt; với các tài sản chung và tiện ích công cộng, tiền điện, nước, cáp internet… Nếu không đòi minh bạch các loại phí này, khả năng phải “ngậm bồ hòn” vì các loại phí có giá “trên trời” hoàn toàn có thể xảy ra.

Bàn giao căn hộ phải luôn cẩn trọng

Phiền phức mà những cư dân tại một số chung cư gặp phải trong thời gian gần đây; chẳng hạn như: bị cắt điện, nước, phải sống trong “đại công trường”; khi còn nhiều hạng mục chưa xây xong… là lời cảnh báo về sai lầm nhận bàn giao khi dự án chưa được nghiệm thu và hoàn tất các thủ tục pháp lý. Ngoài ra, nếu có những vấn đề phát sinh (tăng phí quản lý, số phòng trong tầng, số tầng trong dự án không đúng cam kết…); đừng vì nôn nóng nhận nhà mà bỏ qua. Đó là sai lầm có thể dẫn bạn tới rắc rối về sau.

Bàn giao căn hộ phải luôn cẩn trọng

Để ý và xem xét kỹ nội thất và diện tích nhà khi được bàn giao

Chủ quan không đo đạc lại diện tích xem có đúng với hợp đồng không; nội thất có như hợp đồng cam kết không… cũng là sai lầm mà nhiều người gặp phải. Ngoài ra, hãy kiểm tra kỹ hệ thống điện, nước, các trang thiết bị khác (cửa, tủ bếp, kệ bếp…) trước khi ký vào biên bản bàn giao.

Để không mắc phải những sai lầm khi mua bất động sản sơ cấp; người mua nên chú ý; cẩn trọng trong từng bước; nhất là về tính pháp lý của bất động sản để tránh những tranh chấp có thể xảy ra. Nếu có thể, hãy liên hệ ngay với chuyên viên tư vấn Oip.com.vnđể được tự vấn; hỗ trợ và kiểm tra trước khi quyết định giao dịch. Oip.com.vn cũng gửi thông tin 24 điểm cần kiểm tra khi nhận bàn giao căn hộ chung cư để bạn đọc tham khảo. Để kết thúc cho bài viết này, Oip.com.vn cung cấp tài liệu Góc nhìn chuyên sâu về đầu tư bất động sản để bạn tham khảo

Nguồn: Blog.rever.vn