Bạn có biết căn hộ của “người trong nghề” sẽ như thế nào?
24/06/2024Là một kiến trúc sư luôn thiết kế những kiến trúc đẹp hay những căn hộ sang trọng; nhưng ngôi nhà của một kiến trúc sư lại rất đơn giản. Với lối sống thiên về nghệ sĩ, ngôi nhà của kiến trúc sư cũng khá màu sắc và ấn tượng bởi những nét phá cách. Từ những chiếc ghế, chiếc bàn hay đồ trang trí đều mang một phong cách riêng và khác biệt. Ngôi nhà tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng hệ thống cửa sổ và được làm mát bằng những chậu cây xanh. Tất cả đều mang đến cho gia chủ cảm giác thoải mái thực sự để có những cảm xúc trong tư duy kiến trúc và thiết kế. Nhưng ngôi nhà của nhà thiết kế này mang đậm phong cách cá nhân của anh!
Căn hộ của “người trong nghề” sẽ như thế nào?
Người ta nói rằng nó là đẹp để thiết kế cho người khác; Nhưng khi bạn tự làm, nó không còn đẹp nữa! Điều này có lẽ không đúng với các kiến trúc sư dưới đây. Bởi anh đã biến không gian riêng của mình như một “bức vẽ” tâm huyết nhất. Không theo một khuôn mẫu duy nhất; anh ấy tạo ra những ý tưởng của riêng mình. Chính vì thế mà nó tạo nên một tình yêu rất đẹp khiến ai cũng phải ngưỡng mộ.
Chủ nhân căn hộ này là một “người trong nghề” ở lĩnh vực cung cấp nội thất và đồ trang trí, có lẽ vì điều này mà khi bài trí cho không gian sống của riêng mình, anh đã tự nhận mình tham lam vì “cứ thấy gì đẹp là lại mang về nhà”!
Quả thật, căn hộ không được anh sắp đặt theo một phong cách nhất định nào mà đan xen vào đó nhiều tính cách, kiểu dáng nội thất khác nhau, và thậm chí là pha trộn giữa những chi tiết liên quan đến đề tài tôn giáo. Gia chủ yêu thích cả nội thất Âu lẫn Á, hiện đại lẫn tân cổ điển. Thế nên, việc đưa tất cả vào nhà cần được cân nhắc; để mang lại sự cân bằng và hoà hợp về tổng thể. Và ở đây, có chăng là tinh thần hoài niệm và một cảm xúc gần gũi bao trùm, liên kết và giao thoa những khác biệt đó.
Sự giao thoa tạo nên nét đẹp riêng
Các đồ nội thất chiếm tỷ trọng lớn trong không gian như bàn, ghế, sofa… được chọn theo tinh thần tân cổ điển, trong khi đó, yếu tố Á Đông được góp mặt qua những vật dụng “nhỏ” hơn; làm điểm nhấn và làm “đầy” cho tổ ấm qua những bức tranh sơn mài và khung gương Huế cổ thếp vàng; hình ảnh trang trí trên gối, đồ gốm; hay bức tượng đôi chim hạc ở ngoài ban công.
Đồ đạc trong nhà phần nhiều được gia chủ mang về từ những chuyến công tác và “để dành” từ nhiều năm; một số trong đó là đồ sưu tầm, quà tặng từ bạn bè, hoặc đặt làm riêng. Như bộ ghế ăn có lưng gỗ đẽo, mỗi chiếc ghế là một chú khỉ cầm nhạc cụ và tư thế khác nhau; được làm bởi nghệ nhân Việt trong nhiều tháng. Tương tự là bàn ăn với phần chân hình ba con cá chép chụm lại để đỡ lấy mặt bàn.
Một số nội thất “khác biệt”
Tủ consol cạnh bàn ăn và bàn cafe cũng là những sản phẩm khá lạ với da cá đuối bọc ngoài. Chủ nhân là người công giáo; nhưng rất yêu thích văn hoá Phật giáo với tính thiền và các hình ảnh mang tín ngưỡng này. Thế nên, thập tự giá, tượng Đức Mẹ vẫn an nhiên cùng tượng Phật trong căn hộ.
Các màu trung tính được sử dụng nhiều để làm nền; tạo sự cân bằng và tránh tranh chấp với đồ trang trí trong nhà. Ngoài phòng ngủ, sinh hoạt chính của gia chủ thường xoay quanh khu vực quanh bàn ăn ở giữa nhà; nơi thuận tiện nhìn ngắm xung quanh. Anh ít khi dùng đến bếp nên diện tích dành cho chức năng này được thu hẹp lại và “giấu” sau kệ trưng bày lớn.
Tạo thành không gian khá cô lập cho bếp, vừa hạn chế mùi thức ăn ra các phòng khác; cũng là để giúp tầm nhìn cho khu vực lối vào nhà – bàn ăn bớt rối; tập trung sự chú ý vào những món nội thất mà chủ nhân đã dày công tìm kiếm và nâng niu trong tổ ấm của mình.
Nguồn: Tcnhadep.com